Theo kết quả điều tra ban đầu, chiều 16 và sáng 17/8, cháu L.T.Đ (11 tuổi, ngụ xã Ngọc Chánh) bị sốt, ho, khó thở nên được người nhà đưa đến phòng khám của bác sĩ P. khám.
Bác sĩ P. trực tiếp khám, bán, tiêm thuốc điều trị cho cháu Đ., nhưng không sàng lọc, điều tra dịch tễ, để báo cáo cơ quan chức năng có biện pháp kiểm tra, ngăn chặn lây lan dịch bệnh.
Đáng nói, hàng ngày, bác sĩ P. tổ chức khám, chữa bệnh cho người dân tại nhà riêng nhưng không có chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh. Sau đó, ngành chức năng phát hiện cháu Đ. là F0.
Ngành chức năng xác định, bác sĩ P. với vai trò là thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 xã Thanh Tùng, nhưng đã không thực hiện đủ vai trò, trách nhiệm của mình.
Bác sĩ này đã thực hiện hành vi bị cấm trong lĩnh vực y tế về khám chữa bệnh, không sàng lọc tư vấn, không thực hiện đầy đủ khuyến cáo của Bộ Y tế về các yếu tố dịch tễ có liên quan đến bệnh nhân Đ.
Từ đó, dẫn đến hậu quả không phát hiện, ngăn chặn kịp thời tình trạng bệnh cháu Đ., để dịch bệnh lây lan trên địa bàn xã Ngọc Chánh và xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi.
T.Chí
Công an TP Cà Mau (Cà Mau) đã khởi tố vụ án làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho người khác tại Công ty TNHH MTV dịch vụ thủy sản Thành Tâm.
" alt=""/>Khởi tố vụ án liên quan Trưởng trạm y tế xã thiếu trách nhiệm làm lây lan dịch![]() |
Lucid Air sở hữu thiết kế bắt mắt hơn nhiều đối thủ. Với kích thước dài, rộng và thấp, nó thực sự gây chú ý khi xuống phố. Ngoài ra, những đường nét trên bề mặt ngoại thất cũng được cắt gọt rất tỉ mỉ. Các đường cong và bề mặt trơn trượt giúp xe đạt hệ số cản (đại lượng xác định lực cản của một vật thể) là 0,21 - đứng hàng đầu thế giới.
Chiếc sedan chạy điện sang trọng có tầm hoạt động 520 dặm (836,86 km) cho một lần sạc đầy và đủ khả năng để tăng tốc tới 96 km/h chỉ trong 2,9 giây.
9. Hyundai Ioniq 5
![]() |
Nhờ ngôn ngữ thiết kế Retro-futuristic, Hyundai Ioniq 5 đã nhận được danh hiệu cao nhất tại giải thưởng Xe của năm 2022 (World Car Awards).
Dù vẻ bề ngoài nhỏ gọn, khoang cabin của chiếc EV rộng hơn Ford Mustang Mach-E và Volkswagen ID.4. Về khả năng tăng tốc, Hyundai Ioniq 5 có thể chạy từ 0-96 km/h trong 4,5 giây ở cấu hình hệ dẫn động tất cả các bánh (AWD). Chiếc xe có phạm vi hoạt động khoảng 220 - 303 dặm (354,06 - 487,6 km), tùy thuộc vào cấp độ phiên bản.
8. Kia EV6
![]() |
Kia EV6 được đánh giá cao vì mang lại trải nghiệm tốt cho người lái. Dựa trên nền tảng E-GMP tương tự như Hyundai Ioniq 5, chiếc xe có thể tạo ra công suất từ 167 mã lực đến 576 mã lực. Đặc biệt, vẻ ngoài bóng bẩy và thời trang của EV6 khiến nhiều người sử dụng phải trầm trồ. Theo Kia, thiết kế đó được lấy cảm hứng từ mẫu xe đua cổ điển Lancia Stratos.
Kia EV6 sở hữu cabin rộng rãi và được thiết kế độc đáo với phạm vi hoạt động hơn 300 dặm (482,8 km) đi kèm khả năng sạc siêu nhanh. Đặc biệt, phiên bản EV6 GT có khả năng tăng tốc từ 0-96 km/h trong 4,5 giây.
7. Porsche Taycan
![]() |
Porsche Taycan là chiếc xe chạy hoàn toàn bằng điện đầu tiên của thương hiệu Đức. Không thay đổi nhiều so với mẫu concept Mission E, Taycan mang phong cách thể thao, sở hữu thiết kế vượt thời gian và có nhiều nét đặc trưng của Porsche. Phần đèn pha LED nổi được ví như cặp răng nanh là một yếu tố thiết kế táo bạo mang lại sự cuốn hút cho chiếc xe.
Giới mộ điệu cho biết khả năng xử lý ở các khúc cua của Taycan chạy điện vượt trội hơn nhiều so với loạt đối thủ nặng ký trong phân khúc. Porsche cung cấp 5 phiên bản cho chiếc xe bao gồm Taycan tiêu chuẩn, 4S, GTS, Turbo và Turbo S. Với công suất 750 mã lực, cấp độ trang trí Turbo S có công suất cao nhất, đạt vận tốc 96 km/h chỉ trong 2,6 giây.
6. Ford Mustang Mach E
![]() |
Mustang Mach-E là bước đột phá của Ford để dấn thân vào ngành công nghiệp xe điện. Trong khi thị trường SUV đang cạnh tranh rất khốc liệt, mẫu xe này luôn nổi bật nhờ vẻ ngoài hấp dẫn. Nó có những điểm nhấn thiết kế tinh tế so với Mustang chạy xăng thông thường, chẳng hạn như phần đuôi xe và đèn hậu.
Mach E đã chinh phục được những người đam mê xe điện cần dùng để phục vụ gia đình nhờ khả năng vận hành mạnh mẽ và thể thao. Nội thất được trang bị tốt với các công nghệ hiện đại kết hợp tính thực dụng và chất lượng hoàn thiện cao. Loại pin lớn nhất kết hợp với hệ dẫn động cầu sau giúp chiếc xe chạy được 306 dặm (492,4 km) cho một lần sạc. Sở hữu công suất 480 mã lực và mô-men xoắn 634 lb-ft (859,5 Nm), phiên bản GT đạt vận tốc 96 km/h trong 3,5 giây.
5. Audi RS e-tron GT
![]() |
RS e-Tron GT là bước tiến tốt nhất của Audi trong lĩnh vực xe điện. Nó có vẻ bề ngoài lộng lẫy và được đảm bảo sẽ thu hút nhiều sự chú ý. Sử dụng hệ dẫn động tất cả các bánh (AWD) ở bản tiêu chuẩn, chiếc xe đủ khả năng hoàn thành quá trình phi nước đại từ 0-96 km/h trong 3 giây.
Cung cấp sức mạnh cho Audi RS e-Tron GT là một cặp mô-tơ điện và bộ pin 93kWh với công suất 637 mã lực. Đây là một trong những chiếc EV có tốc độ sạc nhanh nhất hiện nay nhờ bộ sạc nhanh DC 270 kW.
4. Polestar 2
![]() |
Polestar 2 là nỗ lực mới nhất của thương hiệu Volvo nhằm tiếp tục xây dựng tên tuổi cho nhà sản xuất trong phân khúc xe điện. Được thiết kế tối giản, chiếc xe không có lỗ thông hơi giả, tạo nên phong cách mềm mại, độc đáo và hấp dẫn.
Các đặc điểm ngoại thất độc đáo và thú vị của Polestar 2 bao gồm lưới tản nhiệt và gương không khung. Chiếc xe áp dụng đèn LED chạy ban ngày phía trước và đèn hậu từ những chiếc SUV của Volvo. Sạc đầy chỉ trong vòng 40 phút, Polestar 2 sở hữu phạm vi hoạt động tối đa lên tới 335 dặm (539,13 km). Thời gian để tăng tốc từ 0-96 km/h của chiếc xe là 4 giây.
3. Rivian R1T
![]() |
Chiếc xe bán tải chạy hoàn toàn bằng điện đầu tiên trên thế giới mang tên Rivian R1T ra mắt vào năm 2021. Mặc dù phân khúc bán tải thường không vượt trội về mặt ngoại hình, chiếc xe lại rất có tính thẩm mỹ ở vẻ bề ngoài.
Với 3 giây để tăng tốc 0-96 km/h cùng khả năng xử lý tốt như một sedan thể thao, Rivian R1T thực sự là lựa chọn lý tưởng. Đặc biệt, R1T vẫn hoàn thành nhiệm vụ của xe bán tải khi có sức kéo đạt 11.000 lbs (4,9 tấn). Nó sử dụng hệ dẫn động bốn bánh với công suất 800 mã lực và mô-men xoắn 900 lb-ft (1.224 Nm).
2. Genesis Electrified G80
![]() |
Sedan Genesis G80 là một cỗ máy giành được nhiều lời khen ngợi từ giới mộ điệu và công chúng bởi vẻ đẹp từ mọi góc nhìn. Chiếc EV sang trọng sở hữu mặt trước có lưới tản nhiệt hình chóp đi kèm hoa văn G-Matrix đặc trưng của thương hiệu Genesis.
Electrified G80 có nội thất sang trọng khi kết hợp hàng loạt tiện ích hiện đại nhất. Hệ dẫn động tất cả các bánh (AWD) được cung cấp ở phiên bản tiêu chuẩn. Đồng thời, phạm vi hoạt động của chiếc xe lên tới 280 dặm (402,34 km). Hai động cơ điện của nó có thể tạo ra công suất 365 mã lực. Dù nặng hơn phiên bản sử dụng động cơ đốt trong, chiếc xe vẫn có thể tăng tốc đạt 96 km/h trong 4,1 giây.
1. Volkswagen ID.4
![]() |
Volkswagen ID.4 là một trong những chiếc EV đẹp nhất với mức giá phải chăng 37.495 USD. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi nó đã giành được giải thưởng Xe của năm 2021 trên thế giới. Đây là một lựa chọn hợp lý cho những người mua xe điện chú tâm vào tính thực dụng của phương tiện.
Volkswagen đã xây dựng ID.4 trên nền tảng MEB chuyên dụng của nhà sản xuất. ID.4 có phạm vi hoạt động tối đa là 275 dặm (442,57 Nm) và công suất từ 201 đến 295 mã lực. Nó được đánh giá sở hữu chất lượng hoàn thiện cao với ngoại thất mượt mà, bóng bẩy; nội thất yên tĩnh, rộng rãi và công nghệ hiện đại. Đồng thời, cốp xe lớn là một trong số những điểm cộng của chiếc EV.
" alt=""/>Loạt xe điện sở hữu thiết kế bắt mắt nhấtĐể độc giả hiểu rõ hơn về quyết định triển khai thống nhất toàn quốc các nền tảng công nghệ bắt buộc dùng chung lần đầu tiên được Chính phủ đưa ra, ICTnews đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Trường Nam, Phó Cục trưởng Cục CNTT, Bộ Y tế, đồng thời là Phó Giám đốc Trung tâm công nghệ phòng chống dịch Covid-19 quốc gia:
Tham gia công tác chống dịch từ những ngày đầu, ông đánh giá thế nào về quyết định triển khai thống nhất các nền tảng bắt buộc dùng chung?
Tôi cho rằng quyết định của Chính phủ về việc triển khai thống nhất các nền tảng công nghệ bắt buộc dùng chung trong phòng, chống dịch trên toàn quốc là hết sức kịp thời và đúng đắn.
![]() |
Công nghệ đã và đang hỗ trợ hữu hiệu trong phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam. |
Như chúng ta biết, đợt bùng phát lần thứ 4 của dịch Covid-19 chưa có dấu hiệu thuyên giảm, hàng ngày số ca mắc vẫn cao. Việc triển khai ứng dụng CNTT trong phòng chống dịch Covid-19 của các nước trên thế giới đã cho thấy đem lại những hiệu quả và thành công tích cực, điển hình như ở Singapore, Ấn Độ... Vì thế, cần tiếp tục tăng cường và đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng CNTT trong phòng chống dịch Covid-19, đặc biệt là thời điểm hiện nay.
Vì sao đến giờ chúng ta mới quyết định cần có các nền tảng công nghệ bắt buộc dùng chung toàn quốc, thưa ông?
Tại Việt Nam, việc ứng dụng CNTT trong phòng chống dịch Covid-19 đã được triển khai từ giai đoạn đầu bùng phát dịch và góp phần đem lại chiến thắng tại các lần bùng phát dịch 1, 2 và 3. Đến nay, đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4 với biến chủng Delta có tốc độ lây lan nhanh chóng gây nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh.
Trước tình hình đó, ứng dụng CNTT trong phòng chống dịch Covid-19 cũng phải thay đổi để đem lại hiệu quả cao hơn. Trước đây, mỗi ứng dụng đảm nhiệm một vai trò riêng, cụ thể trong phòng chống dịch, một số địa phương còn triển khai các ứng dụng riêng, dữ liệu chưa được liên thông, liên kết dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý và khai thác dữ liệu phục vụ phòng chống dịch.
Bên cạnh đó, việc vừa triển khai gấp rút các ứng dụng phòng chống dịch trong thời gian ngắn và áp dụng trên quy mô toàn quốc sẽ không tránh khỏi một số lỗi, trục trặc trong quá trình sử dụng.
Để giải quyết vấn đề trên, cần thiết phải triển khai thống nhất các nền tảng công nghệ bắt buộc dùng chung trên toàn quốc nhằm tăng tính hiệu quả hơn trong phòng chống dịch và Nghị quyết 78 ngày 20/7 về phiên họp chuyên đề phòng chống Covid-19, Chính phủ đã giao Bộ trưởng Bộ TT&TT thực hiện nhiệm vụ này.
Ngày 24/7, Bộ TT&TT đã có công văn 2790/BTTTT-THH về triển khai thống nhất các nền tảng công nghệ bắt buộc dùng chung trong phòng, chống dịch trên toàn quốc gửi các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đề nghị triển khai nhanh, hiệu quả 3 nền tảng chính gồm: "Nền tảng khai báo y tế điện tử và quản lý thông tin người ra vào địa điểm công cộng bằng mã vuông QR Code"; "Nền tảng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm theo hình thức điện tử trực tuyến"; "Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19".
![]() |
Phó Cục trưởng Cục CNTT, Bộ Y tế Nguyễn Trường Nam (người phát biểu từ đầu cầu Vĩnh Long trong ảnh) đang trực tiếp vào hỗ trợ 13 tỉnh miền Tây triển khai các nền tảng. |
Ông có thể cho biết tại sao các chuyên gia 2 ngành Y tế và ngành TT&TT lại chọn 3 nền tảng kể trên để dùng chung thống nhất toàn quốc?
Để dùng chung thống nhất toàn quốc, các nền tảng phải đáp ứng yếu tố tác động tới từng người dân, tới từng địa phương và kết nối, liên thông dữ liệu được với các ứng dụng khác trong phòng chống dịch Covid-19. Và 3 nền tảng: “Nền tảng khai báo y tế điện tử và quản lý thông tin người ra vào địa điểm công cộng bằng mã vuông QR Code”, “Nền tảng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm theo hình thức điện tử trực tuyến” và “Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19” đã đáp ứng yêu cầu trên.
Vậy muốn triển khai nhanh, hiệu quả các nền tảng công nghệ bắt buộc dùng chung này, theo ông các địa phương cần lưu ý gì?
Để triển khai nhanh và hiệu quả các nền tảng công nghệ bắt buộc dùng chung này, các địa phương phải quán triệt các cấp cơ sở trên địa bàn nghiêm túc thực hiện đồng bộ, đầy đủ và đúng theo hướng dẫn của Bộ TT&TT, Bộ Y tế trong công tác phòng chống dịch. Nếu triển khai không nghiêm túc, không đúng thì dữ liệu sẽ không đầy đủ, không đảm bảo tính chính xác, dẫn đến hiệu quả không cao.
Cảm ơn ông!
Vân Anh (Thực hiện)
Bộ TT&TT vừa đề nghị các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy/ Thành ủy và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo triển khai nhanh, hiệu quả 3 nền tảng công nghệ bắt buộc dùng chung toàn quốc trong phòng chống dịch Covid-19.
" alt=""/>Áp dụng thống nhất toàn quốc các nền tảng công nghệ bắt buộc dùng chung là cần thiết